Lịch sử và hành trình ngành nails tại Mỹ
Lịch sử và hành trình ngành Nails của người Việt tại Mỹ
“Ai là người đã sinh ra ngành nails cho người Việt tại Mỹ?”
“Người Việt “thống trị” nghề nails ở Mỹ như thế nào?”
“Vì sao người Việt qua Mỹ làm nails?”
Và còn rất nhiều câu hỏi khác liên quan đến chủ đề này. Vì vậy, hôm nay mọi người hãy cùng Zota tìm hiểu về lịch sử và hành trình ngành nails của người Việt tại Mỹ nhé!
* Điểm bắt đầu
Có thể nhiều người không biết rằng sự nổi tiếng của người Việt trong nghề nail ở Mỹ bắt nguồn từ nỗ lực đào tạo nghề do ngôi sao Hollywood, nữ chính của bộ phim The Birds – bà Tippi Hedren khởi xướng. Bà Hedren cũng là mẹ của nữ diễn viên Hollywood, Melanie Griffith.
Vào năm 1975, bà Hedren tới thăm trại tị nạn Hope Village ở Sacramento, California, nơi có 20 người phụ nữ Việt Nam vừa được đưa tới. Khi thấy những người phụ nữ này thích thú với bộ móng tay của bà, Hedren – khi đó là một điều phối viên về cứu trợ quốc tế – đã ngay lập tức nghĩ đến việc giúp họ bắt đầu kinh doanh làm móng . “Tôi để ý thấy những người phụ nữ đó rất khéo tay. Tôi nghĩ, tại sao họ không học làm nail chứ”, bà Hedren kể lại trên tờ Los Angeles Times trong một cuộc trả lời phỏng vấn vào năm 2008.
Sau đó, bà Hedren đã đưa người thợ làm móng của bà tới trại tị nạn này mỗi tuần một lần để dạy những người phụ nữ Việt Nam ở đây làm móng. Bà cũng yêu cầu họ phải được học cách sơn phủ bóng (silk wrap), một kỹ thuật giúp đem đến những chiếc móng giả bền và trông tự nhiên hơn. Sau đó, bà Hedren thuyết phục một trường dạy làm đẹp gần đó giúp những người phụ nữ này tìm việc làm.
Từ chỗ chỉ có 20 người phụ nữ Việt nhập cư vào Mỹ được đào tạo, ngày nay đã có hẳn một cộng đồng người Việt làm nail ở nước này. Họ sở hữu tiệm nail ở mọi ngóc ngách trên đất Mỹ, không khác gì những tiệm cà phê Starbucks hay hiệu đồ ăn nhanh McDonald’s – ông Osborne đưa ra so sánh. “Có những người giữ thế độc quyền trên thị trường ở một số cộng đồng nhất định trên đất Mỹ và sở hữu nhiều tiệm, có khả năng tạo công ăn việc làm cho nhiều người”, ông Osborne nói.
Đối với nhiều người, các salon làm nail đem đến cơ hội gia nhập với những yêu cầu tối thiểu về giáo dục và đầu tư. Khi làm thuê trong tiệm, họ được sống cùng bạn bè hoặc người thân mà vẫn kiếm được chứng chỉ. Sau đó, khi đã có đủ tiền, họ chuyển ra mở tiệm riêng.
(Nguồn: VnEconomy)
* Hành trình nỗ lực
Hai mươi năm trước, hầu hết người Mỹ bình thường đều xa lạ với móng tay giả, khi bước vào một tiệm làm móng ở Việt Nam, họ thường vô cùng ngạc nhiên trước các bước làm móng tay giả: đánh bóng, dũa, thử “tẩy” và phủ bột. , tạo hình, dùng máy (dùng máy chà lên móng), bôi buffer để đánh bóng móng. Tiếp theo là giai đoạn sơn và làm đẹp: làm móng kiểu Pháp, thiết kế màu sắc, làm móng, đính đá hoặc gắn khoen lên móng. Khi mọi việc đã xong, mười ngón tay của họ đẹp như mơ. Vì thế, nhiều khách hàng cho rằng tay nghề của người Việt giống như họa sĩ, nhà điêu khắc. Đúng vậy, ngành nail của Mỹ đã thay đổi chóng mặt trong vài chục năm qua nhờ tài năng và nghị lực của người Việt.
Ngành nghệ thuật làm móng thực ra đã có từ rất lâu ở Hoa Kỳ, Canada và nhiều nước Tây Âu. Trước đây, mỗi thành phố lớn thường có vài tiệm nail nằm trong những tiệm làm tóc cao cấp, mỗi địa điểm chỉ có một kỹ thuật viên. Đây là một nghề đặc biệt nhưng ít người nghe đến vì nó chỉ phục vụ một thiểu số giàu có trong xã hội: phụ nữ thượng lưu, ngôi sao điện ảnh, diễn viên, ca sĩ, người mẫu thời trang và nó rất đắt đỏ: một bộ móng tay có giá khoảng 60 -100 đô la. Nếu có dịp xem những bộ phim cách đây 50-70 năm, bạn sẽ thấy các nữ anh hùng luôn có những bộ French manicure tuyệt đẹp trên móng tay.
Trong khi người Việt mở trường đào tạo, tiệm khắp nơi thì thợ Mỹ, thợ Tây, thợ Mễ vẫn chỉ biết làm nail kiểu truyền thống, nghĩa là móng dài đến đâu họ làm đến đó (họ chỉ biết làm paper wrap, silk wrap). Khi nói đến việc làm móng tay giả dài hơn móng tay thật thì họ gần như không thể làm được, thậm chí nếu có làm được cũng rất khó, khi làm xong họ biết ngay đó là móng tay giả vì nó quá vụng về. Nhìn chung, trong khi việc làm móng tay của người Việt đã đạt đến trình độ chuyên nghiệp thì người Mỹ vẫn làm theo kiểu thủ công.
Vài nguồn thông tin cho biết, nails tip là một trong những phát minh nổi bật của người Việt. Nhờ có tip mà thợ nails có thể làm móng tay giả dài theo ý muốn của khách và design theo yêu cầu, giúp rút ngắn thời gian làm móng.
Các trường đào tạo nghề hay các tiệm nails do người Việt mở ra ngày càng nhiều, thì các trường dạy làm tóc hay làm đẹp của Mỹ mới đổ xô đào tạo thợ nails. Rất nhiều học viên đến học nhưng do không có trường chuyên về đào tạo làm móng nên hầu như họ đều không học được nhiều. Thường thì chủ người Việt sẽ không thích mướn thợ Mỹ, thợ Mễ vì họ được đào tạo theo cách khác và nếu thuê họ thì sẽ dễ bị phiền phức về thuế má và sổ sách, ngôn ngữ cũng là một phần khiến các chủ người Việt không thích tuyển họ. Vì thế, khi học xong, họ không tìm thấy chỗ thực tập nên không thể nâng cao tay nghề, tích lũy thêm kinh nghiệm.
Một trong những yếu tố giúp người Việt chiếm lĩnh 70- 80% thị trường nghề nails là do người Việt có gan làm giàu. Tuy tay nghề còn yếu, không có vốn làm ăn nhiều, rào cản ngôn ngữ,.. nhưng họ vẫn đua nhau mở tiệm. Nghề nails có mặt ở Canada từ rất lâu, có thể nói là vào thời bà con ở California xôn xao đông tiến ra khỏi tiểu bang California. Và người Việt cũng muốn đẩy mạnh ngành nails sang các nước châu Âu, nhưng do sự khác biệt thị trường nên giấc mơ ấy vẫn chưa được thực hiện.
* Tại sao người Việt qua Mỹ lại làm nails?
Thứ nhất: Nhu cầu làm đẹp ở Mỹ lớn
Không phân biệt môi trường sống là trung lưu hay hạ lưu, độ tuổi hay công việc, hầu như tất cả phụ nữ ở Mỹ đều có nhu cầu làm đẹp và họ rất thích bộ móng của mình được trau chuốt cẩn thận, sáng tạo và độc đáo. Việc có một bộ nails đẹp và không tốn quá nhiều chi phí cho điều đó, đây là niềm mơ ước của tất cả chị em phụ nữ ở Mỹ. Vào các ngày sinh nhật hay vào ngày prom, những dịp nghỉ đi vacation hay tham gia các sự kiện,các buổi tiệc,… thì họ đều sẵn sàng chi một khoản tiền để có một bộ móng theo ý móng theo ý thích.
Thứ hai: Thu nhập cao
Một trong những lý do quan trọng khiến cho người Việt đến Mỹ làm nails là vì thu nhập cao. Theo một vài thống kê cho biết, income mỗi tháng của một thợ nails có thể dao động trong mức 3000 – 6000 USD (tương đương từ 69 – 138.000 tiền Việt nam). Để đạt được mức lương này, đòi hỏi thợ nails phải có tay nghề cao, chăm chỉ, biết cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng và thường sẽ làm việc ở các tiệm nails lớn.
Thứ ba: Dễ dàng phát triển sự nghiệp và làm chủ
Điều kiện để được mở tiệm nails ở Mỹ khá đơn giản, bạn chỉ cần cung cấp giấy tờ chứng minh bạn đã nhập cư, các chứng chỉ, bằng cấp liên quan và số năm hành nghề là đủ. Đây cũng được xem là một trong những ngành nghề dễ kiếm thu nhập khi các thợ chỉ cần học vài trăm giờ, thi và lấy bằng là có thể hành nghề. Một phần nữa, đó là không quá đòi hỏi nhiều về ngôn ngữ, người làm nails có thể học vài câu giao tiếp cơ bản để hiểu được nhu cầu của khách hàng, còn lại nếu giỏi giao tiếp thì họ có thể lấy được lòng khách hàng và được típ cao hơn. Mức thu nhập trung bình của một chủ tiệm nails có thể dao động từ 8000 – đến 15. 0000 USD mỗi tháng, nếu tiệm nằm ở vị trí đắc địa, được nhiều người biết đến. Hầu như, cũng không ít chủ tiệm làm chủ 2, 3 tiệm trở lên. Chính những lí do này đã thu hút người Việt khi tới Mỹ sẽ nghĩ ngay đến việc làm nails hơn.
KẾT LUẬN
Người Việt đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của ngành nails tại Mỹ, từ việc giới thiệu các kỹ thuật mới, đến việc thúc đẩy chất lượng dịch vụ và đổi mới trong thiết kế móng tay. Họ đã vượt qua nhiều khó khăn và thách thức để đạt được thành công, và ngày càng nhiều người Việt tiếp tục theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực này.
Sự kiên nhẫn, tận tâm và nỗ lực của họ là nguồn cảm hứng lớn cho ngành nails và cho cả cộng đồng người Việt tại Mỹ. Chúng ta hy vọng rằng hành trình này sẽ tiếp tục phát triển và thành công trong tương lai, và rằng người Việt sẽ tiếp tục là một phần quan trọng của ngành làm đẹp tại đất nước mới.
Hãy tiếp tục ủng hộ và tôn trọng những nỗ lực và đóng góp của cộng đồng người Việt trong ngành nails tại Mỹ. Chúng ta cùng nhau xây dựng một tương lai rạng ngời và đầy thịnh vượng.
Lịch sử và hành trình ngành nails tại Mỹ Read More »