kinangkinhdoanhtiemnails

THỢ CŨ KHÔNG VUI KHI TIỆM CÓ THỢ MỚI?!!

“Ở đời có ai thích share miếng bánh của mình cho người khác bao giờ?  Tiệm có mấy người cũ, mà còn cãi nhau vì cái eyebrows wax chỉ có $8, giờ thêm người mới thì lại càng dễ lục đục.”

Tình huống này cứ ngỡ là hiếm gặp nhưng thực tế thì bất cứ tiệm nails nào cũng đã từng trải qua.

Một số lý do khiến cho thợ cũ không thích thợ mới là vì: 

1. Cạnh tranh trong công việc: Thợ cũ có thể cảm thấy áp lực từ sự cạnh tranh trong công việc, nếu thợ mới tới có kỹ năng tay nghề giỏi thì sẽ dễ dàng được khách book hẹn nhiều và thợ cũ sẽ xem họ là một đối thủ cạnh tranh   trong việc thu hút khách hàng.

 

2. Môi trường làm việc thay đổi: Một số thợ cũ có thể không thoải mái với cách làm việc cùng với người mới, đặc biệt nếu họ không quen biết hoặc không hợp tính cách thì khi làm chung một môi trường cũng sẽ dễ xảy ra nhiều mâu thuẫn, tranh cãi gây cảm giác khó chịu trong tiệm.

* Vậy làm sao để handle tình huống này?

  1. Chủ – Thợ phải biết thông cảm cho nhau:

Đầu tiên, ta cần phải hiểu rõ tâm lý của cả thợ và chủ. Tâm lý của thợ cũ khi có thợ mới đến làm sẽ cảm thấy buồn bực vì sợ bị giảm income, không đảm bảo thu nhập mỗi tháng. Trên thực tế nếu muốn income tăng thì tiệm phải đông khách và điều này cũng đồng nghĩa với việc là tiệm đó phải đảm bảo đủ thợ để việc vận hành nhân lực trong tiệm nails được diễn ra trôi chảy và thuận lợi. Vì nếu khách vào theo nhóm và không đủ thợ làm, khách sẽ khó chịu khi phải chờ đợi và mất thiện cảm đối với tiệm, tiệm sẽ bị mất khách làm income giảm.  Ngoài ra thì việc khách chỉ định thợ cũ quá nhiều cũng sẽ rất khó để chủ chia turn cho thợ mới đồng đều. Cái này người chủ cũng nên chia sẻ cho thợ mới hiểu và xem xét bù turn để đảm bảo thu nhập cho thợ mới. Còn thợ mới thì hãy thông cảm và chấp nhận thời gian đầu, buid khách mới từ từ cũng sẽ thành khách quen nếu làm thật sự tốt.

Không ai có thể hiểu được những suy nghĩ của người khác, vì vậy chủ và thợ nên ngồi lại chia sẻ với nhau 1 cách cởi mở nếu xảy ra vấn đề gây mâu thuẫn trong tiệm. Sau đó cùng nhau đưa ra giải pháp thích hợp cho cả 2 bên.

  1. Thợ cũ và thợ mới:

Giữa thợ cũ và thợ mới cũng nên hiểu cho nhau, vì đấu đá nhau chỉ làm cho mọi việc tệ hơn. Thợ tự ti thì mới sợ hãi thợ mới, người tự tin làm có tâm thì luôn có tệp khách quen. Làm thật tốt người khách của mình thì thu nhập sẽ luôn ở mức ổn định.

Tiếp theo là vấn đề Team work, nếu những người thợ không ích kỹ với nhau, luôn vui vẻ happy thì người khách vào tiệm cũng sẽ thấy happy hơn, họ sẽ không bị áp lực và khách có thể sẽ Tip nhiều hơn hoặc upgrade services dễ hơn.

  1. Vài lưu ý cho chủ:

Anh, chị chủ tiệm có thể áp dụng hình thức bao lương để đảm bảo thu nhập tối thiểu cho thợ, thợ sẽ giảm áp lực về thu nhập và không khó chịu với thợ mới. Nhưng cũng cần phải xem xét lượng khách ở khu vực để tuyển thêm thợ, kéo khách về từ từ và không để mất khách do thiếu thợ.

 

Khi đã đủ thợ thì cũng đừng từ chối 100% thợ xin vào. Hãy lưu lại số phone của họ. Vì có thể sau này bạn sẽ cần đến. Một điều nữa, khi mất 1 người thợ chủ không thể nói “ừ thợ này đi thì có thợ khác vô, chẳng ảnh hưởng gì cả”, và thợ cũng không thể nói “ừ tiệm này không được thì tui đi tiệm khác” bởi vì nó sẽ ảnh hưởng income cả 2 trong 1 giai đoạn nào đó.

Tóm lại, lý thuyết thì dễ nhưng thực tế sẽ còn rất nhiều kinh nghiệm được rút ra sau khi vận hành tiệm. Nhưng quan trọng giữa thợ và chủ luôn phải có sự tôn trọng và thông cảm cho nhau, cùng nhau build tiệm ngày càng tốt đẹp hơn. Các bạn hãy cùng Zota xem qua video bên dưới để hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé!

THỢ CŨ KHÔNG VUI KHI TIỆM CÓ THỢ MỚI?!! Read More »

TIỆM NAILS KHÓ TÌM THỢ???

Đã bao giờ, bạn tự hỏi: “Tại sao tìm thợ nails lại khó đến vậy?”

Mặc dù đã đăng tin tìm thợ trên trang cá nhân rất lâu, những vẫn “không tìm được ai?”

Trước khi nói đến giải pháp để handle được tình huống này thì bạn và Zota cùng tìm hiểu xem đâu là những nguyên nhân gây ra tình trạng trên nhé!

A. Nguyên nhân:

  1. Yêu cầu về bằng cấp và giấy phép:

Mỗi tiểu bang có quy định khác nhau về bằng cấp và giấy phép để làm nails.

Ví dụ: 

  • Ở California thợ nails phải học 400 giờ và thi thì mới được cấp bằng.

  • Ở Georgia thì thợ nails phải học 525 giờ trong vòng ít nhất 4 tháng hoặc 2050 giờ thực tập thì mới được thi và cấp bằng.

Chính điều này, cũng là một phần dẫn đến việc cung không đủ cầu.

  1. Chưa sử dụng các kênh Social Media:

Trên thực tế, vẫn còn một số tiệm áp dụng phương thức thủ công để tìm thợ như dán bảng thông báo ngay trước cửa tiệm, hoặc nhờ thợ trong tiệm giới thiệu người quen,… điều này sẽ làm thu hẹp không gian, sẽ ít người biết được “tiệm đang cần thợ”. Hơn nữa, nếu tiệm của bạn chưa build khách trên mạng xã hội thì thợ sẽ đặt nghi vấn: “Tiệm này có nhiều khách không?” vì theo tâm lý thì thợ nào cũng sẽ muốn tiệm có nhiều khách để đảm bảo mức thu nhập mỗi tháng.

  1. Không cung cấp điều kiện làm việc tốt:

Thợ nails sẽ không thích làm việc ở những môi trường làm việc không thoải mái, hay xảy ra mâu thuẫn giữa các thợ với nhau mà chủ tiệm không care tới hoặc chủ thiên vị cho người trong nhà, không chia turn đồng đều cho các thợ, không đảm bảo an toàn cho thợ nails trong quá trình làm việc,… Bạn sẽ nghĩ sao nếu làm việc trong một môi trường sự ăn chia nhưng dụng cụ phục vụ lại không đảm bảo vệ sinh và chất lượng? 

  1. Thợ nails chuyển sang làm chủ:

Một vấn đề đã xảy ra trong thời gian gần đây là ngày càng có nhiều thợ nails chuyển sang làm chủ, điều này đã khiến cho nhiều tiệm nails được mở ra hơn và cạnh tranh nhiều hơn cả về việc kéo khách lẫn thợ. 

B. Giải pháp:

Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng trên và gây rắc rối cho các chủ tiệm. Một số tiệm nails đã hầu như bị đóng băng về khâu nhân lực và gây đau đầu cho chủ tiệm nails một thời gian dài.  vẫn nên lập kế hoạch để có thể thu hút thợ như: 

+ Đưa ra mức ăn chia hợp lý

+ Sử dụng tốt các kênh social media để vừa build khách cho tiệm mà cũng vừa tạo sự thu hút cho thợ nails

+ Bạn cũng có thể tạo một môi trường làm việc tốt để thợ vừa kiếm được thu nhập vừa trau dồi thêm kỹ năng qua công việc của mình. 

 

Tóm lại, vấn đề “khó tìm thợ nails” là 1 trong những vấn đề gây rắc rối cho tiệm. Anh chị chủ cần phải đối mặt với nhiều khó khăn để thu hút và giữ lại nhân lực có chất lượng. Mỗi tiệm mỗi cảnh, vì vậy nếu như anh, chị có kinh nghiệm trong vấn đề này hoặc cần giải thích thêm về bất cứ vấn đề nào thì hãy liên hệ cho Zota qua: (770) 599 7777 nhé! 

TIỆM NAILS KHÓ TÌM THỢ??? Read More »

TIỆM NAILS KINH DOANH THẤT BẠI?

Hiện nay, các ngành làm đẹp ngày càng trở nên sôi động, đa dạng với nhiều hình thức cùng với sự phát triển của Thế giới. Các Spa, viện thẩm mỹ, các cửa hàng mỹ phẩm,… ngày càng được mở ra nhiều hơn dưới nhiều quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Tiệm nails cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên việc kinh doanh tiệm nails có thể đầy khó khăn và đôi khi dẫn đến sự thất bại, điều mà nhiều chủ tiệm đã phải trải qua.

 

Chúng ta đặt ra câu hỏi: “Tại sao nhiều tiệm nails dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thành công?” Trên thực tế, kinh doanh tiệm nails không chỉ là vẽ móng tay đẹp mắt, mà còn đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên trì và hiểu biết về cách quản lý kinh doanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 4 nguyên nhân phổ biến và một số cách giải quyết được vấn đề này nhé.

1. Thiếu vốn kinh doanh:

Đây là một trong những lý do thường gặp khiến 70% chủ tiệm nails mới mở phải đối mặt. Khi mở một tiệm nails, bạn cần phải đầu tư vào nhiều khía cạnh khác nhau như thuê mặt bằng, mua sắm thiết bị và sản phẩm làm đẹp, tạo cơ hội quảng cáo và marketing, cũng như chi trả lương cho nhân viên. Điều này đòi hỏi một lượng tiền lớn và có thể dẫn đến tình trạng thiếu vốn trong quá trình kinh doanh.

 Thiếu vốn dự trữ để duy trì hoạt động tiệm nails trong ít nhất 6 tháng – 1 năm có thể dẫn đến khó khăn trong quá trình duy trì. Thiếu vốn khiến cho việc duy trì hoạt động tiệm nails trở nên khó khăn, đặc biệt trong những tháng đầu tiên khi doanh số bán hàng thấp và thu nhập chưa đủ để bù đắp chi phí. Không có sự dự trữ tài chính, chủ tiệm có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán các hóa đơn cố định, lương nhân viên, và duy trì chất lượng dịch vụ.

Để khắc phục vấn đề này, việc lập kế hoạch tài chính cẩn thận và xác định nguồn tài chính phù hợp từ trước là quan trọng. Ngoài ra, tìm kiếm các nguồn hỗ trợ tài chính như vay vốn từ ngân hàng hoặc sử dụng các dịch vụ tài chính đặc biệt có thể giúp cải thiện tình hình tài chính của tiệm nails trong giai đoạn khởi đầu.

 

2. Thiếu kiến thức kinh doanh:

Rất nhiều người mơ ước mở một tiệm nails dựa trên đam mê làm đẹp và khả năng vẽ móng tay đẹp mắt, nhưng họ thường bỏ qua khía cạnh quản lý kinh doanh quan trọng. Mở tiệm nails không đơn giản chỉ về việc làm đẹp, mà còn đòi hỏi kiến thức kinh doanh cơ bản như: quản lý tài chính, lập kế hoạch kinh doanh, đào tạo và quản lý nhân viên, theo dõi xu hướng thị trường,…. 

Chủ tiệm nails cần tự học và nâng cao kiến thức của mình hoặc tham gia các khóa đào tạo về quản lý kinh doanh và làm đẹp, tìm hiểu về quy trình hoạt động tiệm nails và xây dựng đội ngũ nhân viên có kỹ năng và tâm huyết. Đồng thời, họ cũng có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia hoặc tập đoàn chuyên về dịch vụ và hỗ trợ cho ngành làm đẹp để có thêm kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong kinh doanh tiệm nails. 

3. Không đổi mới và thích ứng với thị trường: 

Thị trường nails luôn thay đổi và phát triển, nếu bạn không thích ứng và đổi mới, tiệm nails của bạn sẽ dần trở nên lỗi thời và không còn hấp dẫn đối với khách hàng. Điều này có thể dẫn đến thất bại trong kinh doanh tiệm nails: mất cơ hội kinh doanh, mất khách hàng cũ, không thể cạnh tranh với các tiệm nails trong khu vực,  giảm doanh số bán hàng,…

 

Các chủ tiệm nails cần thường xuyên theo dõi thị trường, tìm hiểu các xu hướng mới và cập nhật dịch vụ của họ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Việc đầu tư vào nâng cao chất lượng và đào tạo nhân viên cũng là một phần quan trọng để đảm bảo rằng tiệm nails luôn cung cấp những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng và duy trì sự cạnh tranh trong thị trường đầy thách thức này. 

4. Thiếu marketing và quảng cáo: 

 

Trong thị trường cạnh tranh ngày nay, việc tiếp cận khách hàng thành công thường phụ thuộc vào việc đầu tư marketing và quảng cáo. Có thể thấy rằng, nếu như bạn không quảng cáo, marketing cho tiệm thì sẽ rất có ít khách hàng biết đến tiệm nails của bạn. Vào các dịp lễ hay các sự kiện đặc biệt, marketing có thể giúp bạn tăng doanh số, cũng như tạo được ấn tượng đối với khách hàng của tiệm một cách nhanh nhất có thể. 

Tóm lại, học hỏi kinh nghiệm của người khác và đối mặt với những thách thức này có thể cải thiện cơ hội thành công khi mở tiệm nails. Hãy lên kế hoạch kỹ càng và sẵn lòng đầu tư, chắc chắn rằng bạn sẽ bước vào cuộc hành trình kinh doanh nail với sự tự tin và thành công! 

Và Zota sẽ luôn là đối tác tin cậy giúp tiệm nail xây dựng mạng xã hội trở nên sôi động và hấp dẫn hơn. Với đội ngũ marketing chuyên nghiệp, chúng tôi hỗ trợ 24/7 để tạo nền tảng hoàn hảo và thu hút nguồn khách hàng mới, đồng thời giữ chân khách hàng cũ với những trải nghiệm tuyệt vời!

👍 Liên hệ ngay (770) 599-7777 (Hotline Zota) để được tư vấn chi tiết!

✅ 𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤: https://www.facebook.com/zotaservices?locale=vi_VN

✅ 𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞 𝐂𝐡𝐚𝐧𝐧𝐞𝐥: https://www.youtube.com/@SalonOffer

 

TIỆM NAILS KINH DOANH THẤT BẠI? Read More »

CHỦ TIỆM CẦN LÀM GÌ KHI KHÁCH DISPUTE/CANCEL THẺ?

1. Đây là đầu mục 1:

Tiệm nails không chỉ là điểm đến làm đẹp, mà còn là biểu tượng của sự chăm chút bản thân và phong cách sống đương đại. Ở Mỹ, ngành công nghiệp nails đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong lĩnh vực thẩm mỹ và chăm sóc cá nhân. Nó không những mang lại vẻ đẹp cho hàng triệu khách hàng mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh và sự nghiệp cho không ít người.

Trước hết, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về các quy định cụ thể của tiểu bang và địa phương nơi bạn dự định mở tiệm. Mỗi tiểu bang có thể có bộ quy định riêng biệt liên quan đến:

      • Thêm nội dung 1 vào đây
      • Thêm nội dung 2 vào đây
      • Thêm nội dung 3 vào đây
      • Thêm nội dung 4 vào đây
      • Thêm nội dung 5 vào đây

CHỦ TIỆM CẦN LÀM GÌ KHI KHÁCH DISPUTE/CANCEL THẺ? Read More »

LÀM SAO ĐỂ GIỮ CHÂN ĐƯỢC THỢ TRONG TIỆM NAILS?


Chắc hẳn rằng đã có không ít anh, chị chủ tiệm đã từng đặt ra câu hỏi cho bản thân: “Thợ nails xin nghỉ việc, thì phải làm sao?”  Đây là một câu hỏi nghe có vẻ đơn giản nhưng lại khiến cho anh, chị chủ tiệm phải đau đầu để tìm ra hướng giải quyết. 

   Trên thực tế, nếu như một tiệm nails luôn trong tình trạng ổn định nhân lực thì sẽ góp phần mang lại nhiều hiệu quả tích cực như: 

      1. Giữ chất lượng dịch vụ: các thợ ổn định thường có kỹ năng và kinh nghiệm tốt, giúp duy trì chất lượng dịch vụ và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
      2. Giảm chi phí đào tạo mới: Mỗi khi bạn phải tuyển thợ mới, tiệm phải đầu tư thời gian và tiền bạc vào việc đào tạo. Khi nhân viên ổn định, tiệm sẽ tiết kiệm được những chi phí này.
      3. Tăng hiệu suất làm việc: Thợ đã làm việc lâu hơn thường hiểu rõ quy trình làm việc và khách hàng hơn. Điều này giúp tăng hiệu suất làm việc và chất lượng phục vụ.
      4. Xây dựng lòng trung thành: Thợ có thời gian dài làm việc trong tiệm nails thường phát triển sự trung thành đối với tiệm và khách hàng. Họ cảm thấy thân thiện và gắn kết với môi trường làm việc hơn.
      5. Tạo môi trường làm việc ổn định: Một đội ngũ ổn định giúp tạo một môi trường làm việc thoải mái và không gây căng thẳng. Điều này làm cho cả nhân viên mới lẫn cũ đều muốn ở lại.
      6. Phát triển uy tín thương hiệu: Một tiệm nails có đội ngũ thợ ổn định thường xây dựng được uy tín và danh tiếng tốt trong ngành.

        Trong ngành làm đẹp, việc giữ chân người thợ luôn là một thách thức không hề nhỏ đối với các chủ tiệm. Trước khi làm chủ, thì hầu như ai cũng đã trải qua giai đoạn làm thợ, vì vậy việc nắm bắt tâm lý và duy trì mối quan hệ với các thợ là điều cực kỳ quan trọng.

        Với mong muốn cung cấp giá trị và thúc đẩy sự phát triển của ngành, ZOTA luôn sẵn sàng là người bạn đồng hành, hỗ trợ các anh chị giải quyết các vấn đề liên quan tới quản lý tiệm nails. Và chắc chắn rằng, việc duy trì và phát triển đội ngũ thợ là yếu tố quan trọng trong việc thành công của tiệm.

       Dưới đây là một số lời khuyên của các anh, chị chủ tiệm đã có nhiều năm kinh nghiệm mà Zota đã tổng hợp lại để tạo thành một video hoàn chỉnh, nhằm giúp Quý anh chị giải quyết được vấn đề này:

    👍Liên hệ ngay (𝟕𝟕𝟎) 𝟓𝟗𝟗-𝟕𝟕𝟕𝟕 (Hotline Zota) để được tư vấn chi tiết!
    ✅ 𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: http://zotaservices.com/
    ✅ 𝐘𝐨𝐮𝐭𝐮𝐛𝐞 𝐂𝐡𝐚𝐧𝐧𝐞𝐥: https://www.youtube.com/salonoffer

    LÀM SAO ĐỂ GIỮ CHÂN ĐƯỢC THỢ TRONG TIỆM NAILS? Read More »