“Nếu bạn không quan tâm khách hàng của bạn, sẽ có người khác quan tâm”. Đây là một sự thật không thể phủ nhận: rất nhiều người biết đến tiệm của anh chị. Họ có thể là những người lái xe ngang qua tiệm mỗi ngày hoặc đã nhìn thấy quảng cáo của anh chị trên mạng xã hội. Nhưng, điều đáng tiếc là họ lại chưa bao giờ bước chân vào tiệm của bạn.
Vậy làm thế nào để tiếp cận những nhóm khách hàng này và biến họ thành khách hàng trung thành? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết này!
Phân loại khách hàng – Chìa khóa để xây dựng chiến lược hiệu quả
Muốn thu hút khách hàng, anh chị cần hiểu rõ họ thuộc nhóm nào. Dưới đây là 4 nhóm khách hàng chính và cách tiếp cận từng nhóm hiệu quả:
1. Nhóm Khách Hẹn – Nguồn doanh thu ổn định của tiệm
Đây là những khách hàng trung thành, luôn tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của tiệm. Họ thường đặt lịch trước và mang lại nguồn doanh thu ổn định.
* Cách tiếp cận/chăm sóc:
Lưu giữ thông tin cơ bản như: tên, số điện thoại, email, ngày sinh, lịch sử dịch vụ, và sở thích.
Gửi tin nhắn nhắc lịch trước mỗi cuộc hẹn để đảm bảo họ không quên.
Tạo các chương trình tri ân vào dịp sinh nhật hoặc ngày lễ lớn như Thanksgiving.
Đáp lại voicemail hoặc tin nhắn của họ ngay trong ngày để tránh cảm giác bị bỏ rơi.
2. Nhóm Khách Ngẫu Hứng – Những vị khách “vui thì tới, buồn thì thôi”
Đây là những khách hàng dễ bị thu hút bởi khuyến mãi, sự tiện lợi (khách Walk-in) hoặc bất kỳ điều gì khiến họ hứng thú tại thời điểm đó.
*Cách tiếp cận/chăm sóc:
Gửi lời cảm ơn qua SMS hoặc email sau mỗi lần họ sử dụng dịch vụ, kèm theo ưu đãi cho lần ghé thăm tiếp theo.
Decor không gian tiệm theo chủ đề lễ hội để tạo sự mới mẻ và thu hút ánh nhìn.
Tạo ra các dịch vụ độc đáo, mới lạ để kích thích sự tò mò và mong muốn trải nghiệm.
3. Nhóm Khách Cũ – Làm sao để họ quay trở lại?
Đây là nhóm khách hàng đã từng ghé tiệm nhưng không quay lại vì chưa hài lòng hoặc tiệm chưa tạo được sự khác biệt.
*Cách tiếp cận/chăm sóc:
Gửi tin nhắn tặng combo ưu đãi đặc biệt cho lần quay lại đầu tiên.
Đặt câu hỏi để lắng nghe phản hồi, tìm hiểu lý do họ chưa hài lòng và cải thiện dịch vụ.
Giữ kết nối thông qua email hoặc tin nhắn về những ưu đãi đặc biệt hoặc sự kiện của tiệm.
4. Nhóm Khách Hàng Tiềm Năng – Những người chưa từng đến tiệm
Đây là nhóm khách chưa trải nghiệm dịch vụ nhưng bị thu hút bởi chiến dịch marketing của tiệm.
*Cách tiếp cận/chăm sóc:
Thực hiện các chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu khách hàng trong khu vực local.
Tổ chức các sự kiện nhỏ để thu hút sự chú ý, như ngày trải nghiệm dịch vụ miễn phí.
Tạo nội dung hấp dẫn trên mạng xã hội như video quy trình làm nails, chia sẻ trải nghiệm thực tế của khách hàng, hoặc các khoảnh khắc vui vẻ tại tiệm.
Sử dụng hình ảnh và video hài hước, sáng tạo để tăng độ lan tỏa.
Kết luận
Để thành công trong việc build khách, anh chị cần hiểu rõ khách hàng của mình là ai và họ cần gì. Khi anh chị đầu tư đúng vào trải nghiệm và mối quan hệ, khách hàng sẽ không chỉ tự tìm đến mà còn gắn bó lâu dài với tiệm của anh chị.
Khi Cơn Bão Phá Giá Dịch Vụ Đổ Bộ – Nên Làm Gì Để Tiệm Nail Phát Triển Bền Vững?
Hiện nay, trong bối cảnh ngành nail đang gặp khó khăn vì lượng khách giảm, nhiều tiệm nail, đặc biệt là các tiệm người Mễ, đã bắt đầu phá giá dịch vụ. Từ mức giá $60 cho một bộ Gel Polish Full Set, giờ đây họ sẵn sàng giảm xuống chỉ còn $35 trong mùa lễ cuối năm này. Vậy, câu hỏi đặt ra là: Anh chị có nên lao vào cuộc đua giảm giá này hay không? Phá giá có thể là giải pháp nhanh chóng để thu hút khách hàng, nhưng về lâu dài, đây không phải là con đường bền vững. Trong bài viết này, hãy cùng phân tích lý do vì sao phá giá không phải là lựa chọn tối ưu và khám phá những chiến lược khác để giúp tiệm nails phát triển lâu dài.
Phá giá là gì?
Phá giá là hành động giảm giá bán một sản phẩm hoặc dịch vụ xuống mức thấp hơn giá thị trường thông thường, thường nhằm mục đích cạnh tranh hoặc thu hút khách hàng.
Những lý do tại sao chủ tiệm nails không nên phá giá
1. Phá giá làm tăng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm:
Câu nói “Của rẻ là của ôi” chưa bao giờ sai. Khi anh chị giảm giá sâu, khách hàng dễ dàng nghi ngờ chất lượng dịch vụ:
Mức giá thấp = Chất lượng thấp: Khách hàng có thể e ngại rằng sản phẩm sử dụng kém chất lượng, không an toàn.
Mất phân khúc khách hàng cao cấp: Những khách hàng sẵn sàng chi trả nhiều hơn để nhận dịch vụ tốt nhất sẽ chuyển sang các tiệm khác đáng tin cậy hơn.
2. Phá giá gây ảnh hưởng đến thu nhập
Phá giá không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng:
Lợi nhuận giảm mạnh: Giá thấp đồng nghĩa với việc anh chị khó có thể trang trải các chi phí vận hành như tiền rent, tiền supply, tiền marketing,…
Khó giữ chân thợ giỏi: Lương của thợ bị ảnh hưởng, họ mất động lực làm việc và có thể rời đi tìm cơ hội tốt hơn.
Khó tăng giá sau này: Một khi tiệm bị gắn mác “giá rẻ”, việc nâng giá trở lại là điều vô cùng khó khăn.
3. Tạo hiệu ứng dây chuyền trong khu vực
Khi một tiệm giảm giá, các tiệm khác cũng phải điều chỉnh giá để duy trì lượng khách. Điều này dẫn đến:
Cạnh tranh không lành mạnh: Giá trị ngành nail trong khu vực bị kéo xuống, ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các tiệm.
Khó phát triển bền vững: Thay vì hợp tác để nâng cao chất lượng chung, các tiệm phải đối đầu nhau bằng cách hạ giá.
Chiến lược giúp tiệm nails phát triển lâu dài
1. Nâng cao chất lượng services
Để tạo sự khác biệt và tăng giá trị cho dịch vụ của mình, bạn cần:
Nâng cao tay nghề của thợ: Tổ chức các khóa đào tạo định kỳ, cập nhật xu hướng nail mới nhất để đảm bảo đội ngũ luôn đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Sử dụng sản phẩm uy tín: Chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng cao để đảm bảo sức khỏe cho cả thợ và khách hàng. Điều này không chỉ tạo niềm tin mà còn nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Dịch vụ đặc biệt: Tạo ra các gói dịch vụ phiên bản giới hạn hoặc các trải nghiệm độc đáo để thu hút khách hàng. Khách hàng sẵn sàng chi trả cao hơn cho những điều mới mẻ và thú vị.
2. Tạo chương trình khuyến mãi thông minh
Thay vì giảm giá sâu, hãy tạo ra các chương trình khuyến mãi có giá trị, để tăng sự tương tác và xây dựng lòng trung thành của khách hàng, chẳng hạn:
Giảm giá theo gói dịch vụ: Cung cấp các gói combo với mức giảm giá hợp lý, giúp khách hàng cảm thấy tiết kiệm nhưng vẫn tận hưởng được dịch vụ chất lượng cao.
Tặng quà kèm dịch vụ: Tặng kèm nước uống, đồ ăn nhẹ, hoặc sản phẩm như dầu dưỡng móng (cuticle oil) khi khách hàng đánh giá 5 sao cho tiệm trên Google hay Facebook hoặc quay video review/checkin tại tiệm,….
3. Đẩy mạnh Marketing trên mạng xã hội
Mạng xã hội là công cụ hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Bạn có thể:
Đăng bài thường xuyên: Chia sẻ hình ảnh, video về các mẫu nail xu hướng, chương trình khuyến mãi hoặc hướng dẫn chăm sóc móng tại nhà.
Livestream: Trò chuyện trực tiếp với khách hàng để giới thiệu dịch vụ, tạo sự kết nối và tăng tương tác.
Chạy quảng cáo: Đầu tư vào các chiến dịch quảng cáo trên Facebook, Instagram để mở rộng phạm vi tiếp cận.
4. Tận dụng sức mạnh cộng đồng
Hợp tác và hỗ trợ cộng đồng là cách tuyệt vời để xây dựng uy tín và thương hiệu. Bạn có thể:
Hỗ trợ sự kiện địa phương: Đồng hành cùng các sự kiện trong khu vực để nâng cao nhận diện thương hiệu.
Gây quỹ từ thiện: Trích một phần doanh thu đóng góp cho các tổ chức cộng đồng, bảo vệ môi trường hoặc các chương trình xã hội. Điều này không chỉ tạo ấn tượng tích cực mà còn giúp lan tỏa hình ảnh thương hiệu.
Kết luận
Phá giá là một con dao hai lưỡi, có thể mang lại lợi ích ngắn hạn nhưng gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về lâu dài. Thay vào đó, anh chị hãy tập trung đầu tư vào chất lượng dịch vụ và xây dựng giá trị thương hiệu để tiệm nail phát triển bền vững. Hãy bắt đầu áp dụng những chiến lược này để tránh rơi vào bẫy cạnh tranh giá cả và khẳng định giá trị thương hiệu.
Nếu bạn đang tìm kiếm cách tăng khả năng tiếp cận khách hàng và xây dựng thương hiệu cho tiệm nails của mình, thì hashtag chính là công cụ không thể thiếu. Vậy hashtag là gì, và làm sao để sử dụng chúng hiệu quả trên các nền tảng mạng xã hội?
Hashtag là gì?
Là một từ hoặc cụm từ đứng sau ký hiệu “#”. Chúng có thể viết liền hoặc ngăn cách bằng dấu gạch dưới (VD: #NailSalon hoặc #Nail_Art). Giúp nhóm các bài đăng có nội dung liên quan lại với nhau, từ đó hỗ trợ người dùng dễ dàng tìm kiếm hoặc nhấp vào để khám phá các bài viết thuộc cùng một chủ đề.
Luôn bắt đầu bằng ký hiệu #: chỉ hoạt động nếu bạn sử dụng ký hiệu “#” đúng cách. Tránh dùng dấu cách, dấu chấm câu hoặc các ký hiệu đặc biệt khác vì chúng sẽ làm hashtag không hoạt động.
Đảm bảo tài khoản ở chế độ công khai: Nếu tài khoản của bạn không ở trạng thái công khai, những nội dung có hashtag bạn đăng sẽ không hiển thị với người dùng không theo dõi bạn, làm giảm khả năng tiếp cận.
Không quá dài và phức tạp: tốt nhất là nên sử dụng những hashtag ngắn gọn, dễ nhớ và dễ đọc. Tránh ghép quá nhiều từ lại với nhau vì nó có thể gây khó hiểu và ít hiệu quả.
Có liên quan và cụ thể: Sử dụng các hashtag phù hợp với nội dung bài viết. Những hashtag quá chung chung hoặc mơ hồ sẽ khó được tìm kiếm và ít khả năng tạo ra tương tác từ người dùng.
Hạn chế số lượng: Không phải cứ dùng nhiều hashtag là tốt. Quá nhiều hashtag có thể khiến bài đăng của bạn trông như spam, giảm tính chuyên nghiệp và làm mất thiện cảm với người đọc.
Tại sao chủ tiệm nails nên sử dụng hashtag?
1. Tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng:
Giúp bài đăng của bạn hiển thị đến đúng đối tượng khách hàng. Ví dụ: Sử dụng #NailsAtlanta sẽ giúp bài viết dễ dàng được tìm thấy bởi những người tìm kiếm dịch vụ nails tại khu vực Atlanta. Điều này tăng khả năng khách hàng ghé thăm tiệm, like, comment hoặc share bài viết nếu nội dung của bạn thu hút.
2. Xây dựng thương hiệu riêng:
Tạo hashtag độc quyền cho tiệm nails của bạn như #TênTiệmNails, #LuxuryNails_by_TênTiệm. Sau đó, khuyến khích khách hàng sử dụng hashtag này khi đăng bài review để tăng mức độ nhận diện thương hiệu và tạo ấn tượng chuyên nghiệp hơn.
3. Tăng thứ hạng trên Google:
Sử dụng phù hợp không chỉ giúp bạn nổi bật trên mạng xã hội mà còn tối ưu hóa nội dung trên các công cụ tìm kiếm như Google. Khách hàng tìm kiếm dịch vụ nails sẽ dễ dàng tìm thấy bài viết và tiệm của bạn hơn.
Sử dụng hashtag đúng cách không chỉ giúp tiệm nails của bạn tăng lượt tương tác mà còn tối ưu hóa hiệu quả quảng bá trên mạng xã hội và công cụ tìm kiếm. Hãy bắt đầu với những gợi ý trên và biến tiệm nails của bạn thành lựa chọn hàng đầu của khách hàng!
Trong thời đại kỹ thuật số, Social Media đã trở thành công cụ không thể thiếu trong việc quảng bá và thu hút khách hàng. Đặc biệt trong ngành nails, nơi sự sáng tạo và tay nghề được khách hàng đặt lên hàng đầu, việc thợ nails xây dựng kênh Social media cá nhân không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân họ mà còn là một chiến lược marketing mạnh mẽ giúp tiệm phát triển vượt bậc. Vậy tại sao chủ tiệm không tận dụng cơ hội này để cả thợ và salon cùng đồng hành phát triển?
Quảng bá thương hiệu trên Social
Khi thợ nails đăng tải hình ảnh về các dịch vụ mà họ đã thực hiện tại tiệm, điều này không chỉ giúp họ quảng bá thương hiệu cá nhân mà còn góp phần nâng cao độ nhận diện thương hiệu của tiệm. Để tối ưu hiệu quả, bài đăng nên kèm theo hashtag tên tiệm, số điện thoại, hoặc link đặt lịch hẹnvà địa chỉ rõ ràng. Những yếu tố này sẽ giúp thương hiệu của tiệm dễ dàng tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng trên nền tảng social media.
Thu hút thêm khách hàng mới nhờ hình ảnh thực tế trên Social
Việc thợ nails thường xuyên đăng tải hình ảnh tác về các mẫu nails lên mạng xã hội không chỉ giúp khách hàng nhận ra khả năng tay nghề của họ mà còn đánh giá được những mẫu nails đó có hợp xu hướng hay không, có đẹp hay không. Thêm vào đó, thái độ và sự tương tác của người thợ trên các bài đăng cũng tạo thiện cảm cho khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy hài lòng và tin tưởng, cả thợ và tiệm sẽ có thêm cơ hội chào đón nhiều vị khách mới.
Build kênh Social giúp tạo động lực và phát triển tay nghề cho thợ nails
Social media là nền tảng để thợ nails thể hiện khả năng sáng tạo và xây dựng phong cách cá nhân qua những mẫu nails độc đáo. Điều này không chỉ giúp họ có thêm động lực để làm việc mà còn cho thấy tiệm luôn hỗ trợ và tạo điều kiện để thợ phát triển. Khi được khuyến khích và cảm nhận sự trân trọng, thợ nails sẽ gắn bó lâu dài và làm việc tận tâm hơn. Đồng thời, salon cũng có cơ hội giữ chân những thợ giỏi và thu hút thêm nhiều tài năng mới.
Tóm lại
Khuyến khích thợ nails xây dựng kênh Social media không chỉ giúp họ phát triển cá nhân mà còn là một chiến lược marketing hiệu quả và lâu dài cho tiệm. Việc cả thợ và tiệm cùng đồng hành phát triển sẽ mang lại lợi ích bền vững. Đừng chần chừ – hãy bắt đầu ngay hôm nay để tiệm của bạn tạo sự khác biệt!
Trong ngành nails, việc chọn thợ làm việc không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ mà còn tác động lớn đến trải nghiệm của khách hàng. Một câu hỏi thường được đặt ra là: Nên tuyển thợ lớn tuổi hay thợ trẻ tuổi? Mỗi nhóm đều có ưu và nhược điểm riêng, hãy cùng tìm hiểu chi tiết.
Thợ nails lớn tuổi
Thợ lớn tuổi thường có kinh nghiệm dày dặn và giỏi xử lý các tình huống. Họ rất quan tâm đến tiệm, chú ý kỹ lưỡng đến vệ sinh, chuẩn bị dụng cụ, và thường đi sớm để sắp xếp công việc. Họ cũng rất trung thành, ít khi nhảy tiệm, chỉ cần môi trường làm việc thoải mái và có thu nhập ổn định, họ sẽ gắn bó lâu dài.
Tuy nhiên, họ có nhược điểm về giao tiếp, dễ tự ái nếu bị nhắc nhở trước mặt đồng nghiệp, đặc biệt là khi làm việc với nhiều thợ trẻ. Ngoài ra, họ cũng khó thích ứng với những xu hướng mới của ngành, thường chỉ làm tốt các dịch vụ cơ bản như tay chân nước hoặc sơn gel đơn giản, trong khi hiện nay nhiều mẫu nails đòi hỏi kỹ thuật cao và phức tạp hơn như đắp bột hay design cầu kỳ.
Thợ nails trẻ tuổi
Họ năng động, nhanh nhẹn và dễ dàng tiếp cận những kỹ thuật, phong cách mới. Hiện nay có nhiều bạn trẻ rất giỏi, chịu khó học hỏi để đáp ứng được trend hiện thời, họ còn tham gia thêm nhiều khóa học để nâng cao tay nghề hay tham gia những cuộc thi về nails và đạt giải rất cao. Họ cũng biết cách kết nối tốt với khách hàng khi có thể vận dụng các kênh social media để kéo khách đến tiệm. Đóng góp nhiều ý tưởng giúp services trở nên mới mẻ và sáng tạo hơn.
Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm nên đôi khi họ cũng gây ra nhiều tình huống không hay cho tiệm, vấn đề đi trễ về sớm cũng sẽ dễ thấy ở những người trẻ tuổi. Và thậm chí là họ có thể nhảy tiệm vào bất cứ lúc nào chỉ vì thấy tiệm khách đông khách hơn hay được bao lương cao hơn.
Quan Trọng Hơn Cả: Giá Trị Mang Lại Cho Tiệm
Không phải tất cả thợ trẻ hay thợ lớn tuổi đều giống hệt như mô tả ở trên. Điều quan trọng không nằm ở tuổi tác mà là ở giá trị mà họ mang lại cho tiệm và khách hàng. Là chủ tiệm, anh chị nên tạo ra một môi trường làm việc hài hòa, nơi mọi thợ nails đều có thể phát huy tối đa thế mạnh của mình. Khi đó, dù là thợ trẻ hay thợ lớn tuổi, tất cả đều có thể cùng nhau gắn bó để xây dựng một tiệm nails ngày càng phát triển và thành công.
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau!”. Hùn vốn mở tiệm nails đang là lựa chọn hấp dẫn, đặc biệt trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, bởi tiềm năng sinh lời cao và sự ổn định của ngành. Tuy nhiên, cùng với cơ hội lớn là những thách thức về tài chính, quản lý và cạnh tranh, đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vậy hùn vốn có phải là con đường đúng đắn?
1. Lợi ích khi hùn vốn mở tiệm nails
1.1. Chia sẻ tài chính
Hùn vốn giúp chia sẻ áp lực tài chính, một trong những trở ngại lớn khi mở tiệm nails. Việc hợp tác đồng nghĩa với việc giảm bớt gánh nặng chi phí, từ tiền build tiệm, tiền rent, mua sắm dụng cụ, đến chi phí marketing… Thay vì cần bỏ ra một khoản tiền lớn, bạn chỉ cần góp một phần và vẫn có thể sở hữu tiệm nails mơ ước mà không quá lo lắng về chi phí. Đồng thời, điều này cũng giảm thiểu đáng kể rủi ro tài chính so với việc kinh doanh độc lập.
1.2. Tận dụng sức mạnh đội ngũ
Khi hợp tác, mỗi người sẽ phát huy điểm mạnh riêng của mình, từ quản lý, chăm sóc khách hàng đến marketing. Hơn nữa, đội ngũ làm việc chung sẽ giúp tiệm hoạt động hiệu quả hơn và mang lại kết quả kinh doanh tốt hơn. Vì thế sự đoàn kết và đóng góp ý kiến từ nhiều người chính là yếu tố then chốt cho sự thành công.
2. Thách thức của việc hùn vốn
2.1. Tranh chấp quyền lợi
Một trong những nỗi lo lớn nhất là tranh chấp giữa các bên. Thực tế, nhiều trường hợp đã xảy ra khi các đối tác không thống nhất được quyền lợi và trách nhiệm. Để giảm thiểu rủi ro này, cần phải có hợp đồng rõ ràng, tránh giao kèo bằng miệng và luôn đọc kỹ các điều khoản trước khi ký. Tìm hiểu kỹ đối tác trước khi hùn vốn cũng là một bước quan trọng để đảm bảo sự hợp tác bền vững.
2.2. Sự phụ thuộc trong quyết định
Khi làm một mình, bạn có quyền tự quyết định mọi thứ từ decor tiệm đến định giá dịch vụ. Tuy nhiên, khi hùn vốn, các quyết định cần sự thống nhất từ các bên. Sự khác biệt trong quan điểm có thể dẫn đến mâu thuẫn và gây trì hoãn trong việc ra quyết định.
Suy cho cùng, hùn vốn mở tiệm nails mang lại nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đi kèm không ít rủi ro và thử thách. Điều quan trọng là phải chuẩn bị kỹ lưỡng và hiểu rõ đối tác của mình. Còn bạn, bạn nghĩ sao về việc hùn vốn mở tiệm nails?
Halloween đang đến gần, và chắc hẳn tiệm nails của bạn đang chuẩn bị cho mùa lễ hội này đúng không? Đây là thời điểm cao điểm trong năm khi khách hàng đổ xô đến để chọn cho mình những mẫu nails đặc biệt. Vậy làm sao để quản lý lịch hẹn một cách hiệu quả, vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà vẫn đảm bảo chất lượng dịch vụ không bị ảnh hưởng?
1. Sử dụng phần mềm POS để quản lý lịch hẹn
Nếu bạn vẫn còn tốn thời gian ghi chép lịch hẹn bằng tay hoặc phải nhận quá nhiều cuộc gọi trong tuần mà không thể xử lý kịp, đã đến lúc sắm cho tiệm nails của bạn một phần mềm POS.
Với tính năng đặt lịch hẹn trực tuyến, khách hàng có thể tự chọn khung giờ và dịch vụ mong muốn mà không cần gọi điện. Hệ thống POS giúp bạn kiểm tra thông tin lịch hẹn một cách dễ dàng, tránh được tình trạng trùng lặp lịch gây rắc rối cho tiệm. Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ gửi tin nhắn nhắc nhở khách hàng trước 24 giờ để đảm bảo họ không bỏ lỡ cuộc hẹn đã đặt.
2. Thu tiền đặt cọc khi đặt lịch hẹn
Để giảm thiểu tình trạng hủy lịch không báo trước, bạn có thể yêu cầu khách đặt cọc 20-30% chi phí dịch vụ khi đặt lịch. Số tiền này sẽ được trừ vào hóa đơn nếu khách giữ hẹn, và nếu khách hủy mà không thông báo trước 12-24 giờ, tiệm có quyền giữ khoản đặt cọc đó. Điều này giúp khách hàng có trách nhiệm hơn trong việc giữ lịch hẹn, tránh hủy phút chót.
3. Khuyến khích khách đặt lịch hẹn sớm
Bạn có thể cung cấp các ưu đãi nhỏ như quà tặng trang trí Halloween hoặc giảm giá nhẹ cho những khách đặt lịch trước mùa cao điểm. Điều này không chỉ giúp tiệm kiểm soát lượng khách tốt hơn mà còn cho khách hàng cơ hội lên kế hoạch sớm, tránh tình trạng chờ đợi lâu.
KẾT LUẬN
Có thể nói, ác dịp lễ hội là thời điểm bận rộn nhưng cũng là cơ hội tuyệt vời để tiệm nails của bạn bứt phá. Với sự hỗ trợ từ phần mềm POS, bạn không chỉ quản lý lịch hẹn dễ dàng mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo sự chuyên nghiệp cho tiệm. Việc yêu cầu đặt cọc, khuyến khích khách đặt lịch sớm và giữ thái độ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tối ưu hóa quy trình làm việc trong thời gian cao điểm này.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về hệ thống POS hoặc cần tư vấn thêm, đừng ngần ngại liên hệ với Zota để nhận được hỗ trợ tốt nhất. Chúc tiệm nails của bạn mùa Halloween thành công và phát triển mạnh mẽ!
Mùa Halloween đang đến gần, bạn đã chuẩn bị “hốt bạc” chưa?
Hòa với không khí lễ hội đầy màu sắc và sáng tạo, nhu cầu làm nails theo chủ đề Halloween đang nhận được rất nhiều sự quan tâm đến từ khách hàng. Vậy các tiệm nails sẽ cần làm gì để biến mùa lễ này thành cơ hội bùng nổ income? Hãy ở lại đến hết video này để không bỏ lỡ bí quyết hay nhé!
Trang trí tiệm theo chủ đề Halloween
Thiết kế không gian tiệm, quầy lễ tân, góc chụp hình check – in, hay việc thợ nails diện trang phục, phụ kiện Halloween, … điều này sẽ giúp cho tiệm nails của bạn nổi bật giữa hàng loạt những tiệm nails khác. Bởi vì, tâm lý của khách hàng thường sẽ bị thu hút bởi những điều mới lạ, độc đáo. Bạn sẽ nghĩ sao nếu như design cho tiệm một góc nhỏ để check in với phông nền Halloween và tên tiệm ở phía trên? Khách hàng sẽ đến chụp hình và post lên mạng xã hội. Điều này sẽ giúp cho tiệm nails của bạn được quảng bá rộng rãi và thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
Các chương trình, promotion cho mẫu nails Halloween
Mỗi vị khách khi đến tiệm chỉ cần book bất kì services nào có liên quan đến chủ đề trong mùa lễ này thì sẽ nhận được những ưu đãi % off, quà tặng lưu niệm, bonus thêm services tặng kèm, chương trình tích điểm hoặc khuyến mãi cho lần đến tiệm tiếp theo,….. Cách thức này sẽ giúp cho bạn đánh vào tâm lý, cũng như khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ, thu hút khách hàng mới và kích thích khách hàng quay trở lại với tiệm.
Marketing trên mạng xã hội
Trong thời đại số, mạng xã hội là công cụ quảng bá không thể thiếu. Hãy chụp những mẫu nails Halloween và tiến hành làm marketing cho tiệm bằng cách đăng lên các nền tảng như Facebook, Instagram kèm theo hashtag liên quan như: #HalloweenNails, #SpookyNails,… Điều này giúp các bài đăng của bạn dễ dàng được tìm thấy hơn và tăng độ nhận diện thương hiệu.
Bạn cũng có thể chạy quảng cáo trên mạng xã hội để tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới. Vì vậy, đừng quên tương tác với khách hàng bằng cách trả lời bình luận, tin nhắn nhanh chóng, tạo sự kết nối thân thiện.
Quay video ngắn hoặc Livestream
Một trong những cách hiệu quả nhất để tăng tương tác và quảng bá trực tiếp là quay video hoặc livestream trong quá trình làm nails. Và khi khách hàng book dịch vụ liên quan đến Halloween, hãy đề nghị quay video hoặc livestream quá trình làm móng. Điều này sẽ:
Giúp khách hàng tiềm năng thấy rõ quy trình làm nails.
Tạo niềm tin về chất lượng dịch vụ.
Quảng bá mẫu nails của tiệm một cách tự nhiên và thu hút.
Livestream cũng tạo cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng, tăng độ tin cậy và khuyến khích khách hàng đặt lịch ngay sau khi xem. Đừng quên tận dụng không khí lễ hội Halloween để tạo sự khác biệt trong mỗi video hoặc buổi livestream của tiệm.
KẾT LUẬN
Tóm lại, Triển khai những chiến lược marketing sáng tạo không chỉ giúp tiệm nails của bạn tạo ấn tượng mạnh trong mắt khách hàng mà còn góp phần xây dựng thương hiệu lâu dài. Từ trang trí không gian, tạo khuyến mãi thu hút, đến việc tận dụng mạng xã hội và video trực tiếp, tất cả đều là những công cụ mạnh mẽ để tăng khả năng tiếp cận khách hàng, thúc đẩy doanh thu, và duy trì sự cạnh tranh trên thị trường. Hãy đảm bảo bạn chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng tối đa tiềm năng kinh doanh trong mùa lễ hội này.
Cắt khóe móng chân là một dịch vụ phổ biến tại các tiệm nail tại Việt Nam, nhưng ở Mỹ việc cắt khóe móng chân sẽ không nằm trong license của thợ nails. Bên cạnh đó, nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến khách hàng và thợ nail. Một vụ kiện ở Florida đã khiến một tiệm nail phải đền bù lên đến 1.75 triệu USA do cắt khóe móng chân cho một khách hàng mắc bệnh tiểu đường, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng. Vậy câu hỏi đặt ra là: Có nên cắt khóe móng chân cho khách hàng hay không?
1. Nguy cơ rủi ro
1.1. Rủi ro về sức khỏe
Cắt khóe móng chân có thể dẫn đến nhiều vấn đề y tế nghiêm trọng, đặc biệt là với những khách hàng có tiền sử bệnh lý như tiểu đường hoặc hệ miễn dịch yếu. Những biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
Nhiễm trùng: Nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật và vệ sinh, việc cắt khóe móng chân có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như cưa chân hoặc thậm chí đe dọa tính mạng.
Viêm kẽ móng: Việc cắt quá sâu vào khóe móng có thể gây viêm và đau đớn, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của khách hàng.
1.2. Phạm vi hành nghề
Theo quy định, các thợ làm nail chỉ được phép thực hiện các dịch vụ trong phạm vi giấy phép hành nghề. Việc cắt khóe móng chân, đặc biệt là cắt sâu, nằm ngoài phạm vi này và chỉ nên được thực hiện bởi các chuyên gia y tế như bác sĩ chuyên khoa chân (Podiatrists). “We are Nail Professionals, We are not Podiatrists”, việc cắt khóe chân cho khách nằm ngoài phạm vi hành nghề của chúng ta. Và nếu như anh, chị làm cho khách bị thương hay bị nhiễm trùng khi không làm đúng với license của mình, thì chắc chắn tòa sẽ xử chúng ta thua kiện.
Số tiền mà một người khách bỏ ra khi đi lấy khóe ở bác sĩ sẽ tốn nhiều chi phí hơn là việc khách hàng chỉ cần bỏ vài chục đồng đi đến tiệm Nails để vừa được lấy khóe, massage vừa được sơn móng,… Và với tình hình vắng khách như hiện tại, thì cũng có một số thợ nails đánh liều cắt khóe cho khách vì họ sợ nếu không làm thì sẽ bị mất khách. Nhưng nếu xảy ra sơ suất thì số tiền phải đền bù cho khách sẽ có thể lên đến hàng nghìn đô. Vậy thì anh chị nên từ chối khách như thế nào, để không làm cho khách khó chịu?
2. Giải quyết tình huống
Trong tình hình hiện nay, nhiều thợ làm nail cảm thấy áp lực khi từ chối dịch vụ cắt khóe móng chân, lo ngại sẽ mất khách hàng. Tuy nhiên, an toàn của khách hàng nên được đặt lên hàng đầu. Dưới đây là một số gợi ý để xử lý tình huống này một cách khéo léo:
Giải thích lý do: Hãy giải thích cho khách hiểu rằng bạn đang làm việc vì sự an toàn của họ và việc cắt khóe chân nằm ngoài phạm vi hành nghề của bạn.
Đề nghị giải pháp thay thế: Khuyên khách hàng nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa chân để được tư vấn và điều trị một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Trấn an khách hàng: Hãy nói với họ rằng bạn sẽ làm mọi thứ trong khả năng để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất và an toàn của khách hàng, nhưng nếu có bất kỳ vấn đề nào liên quan đến khóe chân, họ nên tìm đến chuyên gia y tế.
3. Kết luận
Việc cắt khóe móng chân có thể mang lại lợi ích trước mắt nhưng lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cả khách hàng và thợ nail. Quyết định không cắt khóe không chỉ là tuân thủ pháp luật mà còn là cách bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho khách hàng. Hãy luôn cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra quyết định sáng suốt để duy trì uy tín và phát triển tiệm nail một cách bền vững. Bạn sẽ chọn cắt khóe móng chân cho khách hàng hay từ chối vì sự an toàn? Hãy chia sẻ quan điểm của bạn! Cảm ơn bạn đã theo dõi và đóng góp ý kiến!
Khách Walk – in khi Full Appointment? Phải làm sao?!
Khách Walk – in khi Full Appointment, tiệm sẽ làm gì để handle tình huống này một cách khéo léo? Anh, chị chủ tiệm hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết sau!
Chấp nhận khách “walk -in” không chỉ mở rộng cánh cửa kinh doanh mà còn mang lại những lợi ích đáng kể cho tiệm nails. Đầu tiên, khách “walk-in” mang đến cơ hội tiếp xúc với các khách hàng tiềm năng mới, những người có thể chưa biết đến tiệm của bạn. Qua mỗi lần giao tiếp và phục vụ, bạn đang từng bước xây dựng mối quan hệ và lòng trung thành từ khách hàng, mở ra khả năng họ sẽ trở thành khách hàng thường xuyên. Bên cạnh đó, việc mở cửa cho khách “walk-in” thể hiện sự linh hoạt và tiện lợi trong cách phục vụ của tiệm bạn. Khách hàng không book lịch hẹn trước đến và được phục vụ nhanh chóng sẽ tạo ra ấn tượng tốt, khuyến khích họ quay trở lại và thậm chí giới thiệu tiệm bạn cho người khác. Khách walk – in thường tìm kiếm sự thuận tiện và không phải lên kế hoạch trước, vì vậy sự sẵn lòng của tiệm nails trong việc đáp ứng nhu cầu này không chỉ là một dấu hiệu của dịch vụ xuất sắc mà còn là một lợi thế cạnh tranh quan trọng.
Thách thức của việc tiếp nhận khách Walk – in
Việc chấp nhận khách “walk-in” tại các tiệm nails mang lại cơ hội kinh doanh không nhỏ, nhưng cũng đi kèm với một số thách thức đáng kể. Đầu tiên, quản lý lịch trình làm việc có thể trở nên cực kỳ phức tạp. Sự xuất hiện bất ngờ của khách không hẹn trước có thể gây nên sự rối ren trong lịch làm việc đã được sắp xếp từ trước, gây ra một số rắc rối cho tiệm của bạn như: gây sự áp lực cho thợ trong tiệm, giảm sút chất lượng dịch vụ khi thợ phải “nhanh tay” để có thể vừa phục vụ khách đã hẹn trước lại vừa phục vụ những khách hàng walk – in, dễ xảy ra tình trạng thợ làm không kịp tiến độ khiến những khách book hẹn sau đó chờ lâu hơn thời gian đã hẹn từ trước,… Đồng thời, điều này cũng sẽ gây khó khăn cho chủ tiệm vì sẽ khó có thể quản lý được số lượng thợ mà tiệm cần phải có vì không thể tính được lượng khách walk – in sẽ đến trong ngày. Dẫn đến hậu quả là tiệm sẽ có những lúc phải đối mặt với tình trạng thiếu hoặc dư thợ, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh doanh chung. Các tiệm nails cần phải thiết lập các quy trình rõ ràng và hiệu quả để giải quyết các vấn đề này, nhằm đảm bảo việc tiếp nhận khách “walk-in” không làm suy giảm chất lượng phục vụ hay hiệu quả kinh doanh.
Khách Walk – in khi Full Appointment? Phải làm sao?!
Khi tiệm nails đầy lịch nhưng vẫn có khách walk-in bất ngờ ghé qua, việc quản lý linh hoạt và thông minh là chìa khóa để đảm bảo mọi người đều hài lòng. Xét ví dụ: Trong một ngày cao điểm như thứ Sáu hoặc cuối tuần, tiệm nails của bạn đã có lịch hẹn kín mít từ trước. Thêm khách “walk-in” vào thời điểm này có thể gây ra sự chậm trễ cho những khách đã đặt hẹn, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ và thậm chí làm mất lòng khách hàng trung thành.
Trong trường hợp như vậy, việc từ chối khéo léo có thể giúp duy trì trải nghiệm khách hàng ở mức tối ưu. Ví dụ, bạn có thể nói: “We regret to inform you that all our slots are fully booked for today. We can schedule an appointment for you tomorrow or at another convenient time. Thank you for your interest, and we apologize for any inconvenience this may cause.” nghĩa là “Chúng tôi rất tiếc phải báo tin này, nhưng hiện tất cả các chỗ đã được đặt hết cho hôm nay. Chúng tôi có thể đặt lịch cho bạn vào ngày mai hoặc vào thời gian khác thuận tiện hơn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và xin lỗi vì bất kỳ bất tiện nào.“
Bằng cách này, tiệm nails không chỉ đảm bảo duy trì chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng mà còn tuân thủ các quy định an toàn cần thiết. Việc giao tiếp rõ ràng và chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng hiểu được tình hình và cảm thấy được tôn trọng, ngay cả khi họ không thể được phục vụ ngay lập tức.
Lưu ý:
Để hạn chế tình trạng khách walk-in khi tiệm nails đã kín lịch, cần thực hiện các bước chuẩn bị kỹ lưỡng để giảm thiểu sự nhầm lẫn và không làm khách hàng walk-in cảm thấy khó chịu.
– Áp dụng Hệ Thống Appointment Online:
Một trong những bước đầu tiên là cân nhắc đến việc áp dụng hệ thống đặt hẹn online, giúp cả khách hàng và thợ nails dễ dàng quản lý và sắp xếp lịch làm việc. Giả sử tiệm nails của bạn đã triển khai một hệ thống đặt hẹn online để khách hàng có thể lựa chọn thời gian và dịch vụ mong muốn một cách thuận tiện. Khách hàng có thể vào website của tiệm, xem các khung giờ trống và đặt hẹn ngay mà không cần phải gọi điện hoặc đến trực tiếp. Hệ thống này cũng được tích hợp tính năng nhắc nhở qua email hoặc tin nhắn để giảm thiểu tình trạng khách quên lịch hẹn.
– Thiết Lập Nguyên Tắc Phục Vụ Khách Walk-In:
Cần có sự thông báo minh bạch về các điều kiện và khung giờ có thể đón tiếp khách không hẹn trước, từ đó giảm thiểu những hiểu lầm và tăng cường sự hài lòng của khách hàng. Bạn có thể đặt ra nguyên tắc rằng khách walk-in chỉ được phục vụ khi có các khung giờ trống giữa các lịch hẹn đã đặt, và thông tin này được hiển thị rõ ràng tại quầy tiếp tân và trên trang web của tiệm. Điều này giúp khách walk-in biết được họ có thể phải chờ đợi và quyết định liệu họ có muốn chờ hoặc không, đồng thời đảm bảo tiệm có thể duy trì trật tự và chất lượng dịch vụ.
– Chiến Lược Quản Lý Khách Walk-In Trong Giờ Cao Điểm:
Việc phát triển một chiến lược bài bản để quản lý khách “walk-in” cũng không kém phần quan trọng. Tiệm nails có thể cân nhắc việc dành riêng một hoặc hai nhân viên để phục vụ riêng khách walk-in vào những ngày bận rộn như cuối tuần hoặc ngày lễ để đảm bảo khả năng phục vụ tối ưu. Việc thường xuyên đánh giá và điều chỉnh chiến lược theo nhu cầu thực tế sẽ giúp tiệm nails không chỉ cải thiện khả năng phục vụ mà còn tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
Kết luận
Khách Walk-in khi Full Appointment không phải là tình huống hiếm gặp đối với các tiệm nails tại Mỹ. Dù là khách walk-in hay đã đặt hẹn, mọi khách hàng đều có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy income của tiệm. Để giải quyết tình huống này một cách chuyên nghiệp, chủ tiệm cần áp dụng các phương pháp xử lý khéo léo và hiệu quả. Nếu anh, chị chủ tiệm muốn tạo Online Appointment , hãy liên hệ với Zota để được hỗ trợ tốt nhất. Zota cung cấp một hệ thống đặt hẹn trực tuyến tiện lợi, giúp quản lý các cuộc hẹn một cách dễ dàng và hiệu quả, đảm bảo tiệm nails của bạn luôn vận hành trơn tru và chuyên nghiệp.